Tiện lợi hơn nhưng chưa chắc mặt nạ giấy đã hữu ích hơn mặt nạ rửa truyền thống.
Trong khoảng 5 – 6 năm trở lại đây, măt nạ giấy đang ngày càng được những tín đồ làm đẹp ưa chuộng nhờ những công dụng và sự tiện ích của nó. Đặc biệt, con gái Hàn Quốc là các "fan trung thành" của loại mặt nạ này khi họ có thể sử dụng tới 4-5 miếng mỗi tuần.
Tuy nhiên, có thật là "thời kì mặt nạ giấy lên ngôi" sẽ khiến cho mặt nạ rửa truyền thống bị "bỏ xó"? Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và so sánh 2 loại mặt nạ này để có lựa chọn thích hợp nhé!
Mặt nạ giấy là gì, có những loại nào?
Mặt nạ giấy là loại mặt nạ được cấu tạo từ 2 thành phần chính là giấy và dưỡng chất. Tùy vào giá thành sản phẩm, chất liệu tạo nên phần giấy cũng khác nhau, nhưng chủ yếu là bông cotton. Trong khi đó, dưỡng chất trong mặt nạ thường là một lượng lớn serum hoặc lotion cô đặc dao động từ 15 – 20 ml dung dịch. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng: dưỡng trắng, dưỡng ẩm hay chống lão hóa mà trong dung dịch sẽ chứa các hoạt chất phù hợp.
Có 6 chất liệu phổ biến được dùng để tạo nên mặt nạ giấy là:
- Mặt nạ sợi không dệt (mặt nạ fiber)
- Mặt nạ dạng pulp
- Mặt nạ hydro gel với lớp màng từ gelatin
- Mặt nạ dệt từ sợi bio cellulose
- Mặt nạ giấy bạc
- Mặt nạ giấy len 100% cotton
Mặt nạ giấy và mặt nạ rửa khác nhau thế nào?
Với những so sánh như trên, bạn hoàn toàn có thể rút ra một số điều sau:
- Mặt nạ giấy và mặt nạ rửa tập trung vào 2 nhóm công dụng khác nhau, bạn nên tùy nhu cầu để lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, cũng không thiếu những loại mặt nạ rửa vừa có chức năng làm sạch, hút dầu mà lại dưỡng da khá tốt. Do vậy, công dụng của mặt nạ rửa được cho là đa dạng và hữu ích với người dùng nhiều hơn.
- Mặt nạ giấy khá tiện lợi trong các chuyến đi chơi xa vì đóng gói theo miếng và dễ bảo quản. Tuy nhiên, do chi phí cao, nếu bạn có nhiều thời gian ở nhà thì nên cân nhắc việc lựa chọn mặt nạ rửa để tiết kiệm hơn.
- Dung dịch trong mặt nạ giấy thường chứa nhiều hoạt chất đặc trị. Sau khi gỡ mặt nạ giấy, các chất này dễ bị bay hơi và khiến da bị khô. Bạn cần sử dụng kem dưỡng hoặc dầu dưỡng để đảm bảo sau đó da được khóa ẩm tốt hơn.
- Nếu da bị mụn, bạn không nên dùng mặt nạ giấy do việc đắp một lớp giấy khiến gia tăng nhiệt độ bề mặt da. Sự gia tăng nhiệt độ này là con dao 2 lưỡi, vừa có khả năng khiến dưỡng chất thẩm thấu nhanh vừa tạo ra nguy cơ vi khuẩn tăng cao, làm tình trạng mụn trầm trọng hơn. Để tránh tác động tiêu cực, bạn không nên dùng mặt nạ giấy có sản phẩm dưỡng quá dày và nặng.
Sau tất cả, chúng ta không thể phủ nhận sự tiện lợi của mặt nạ giấy. Tuy nhiên, mặt nạ rửa vẫn đem lại những công dụng đáng kể với chi phí thấp hơn. Vậy nên, lựa chọn kết hợp thông minh giữa 2 loại mặt nạ trong từng trường hợp chắc chắn sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi ích mà lại tối thiểu hóa chi phí đáng kể.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét